Cuộc sống là gì nhỉ ?
“Cuộc sống là gì nhỉ? Phải chăng cuộc sống là những khoảng không gian vô tận của những nỗi buồn và sự thất vọng đan xen sau những ảo tưởng giản đơn và lãng mạn? Là những đêm không ngủ nằm nghe Chopin và thao thức cho đến khi có những ánh dương đầu tiên?"
Phải chăng là những sự day dứt không nguôi vì mình đã làm hỏng một điều gì đó, đã đánh mất một cái gì đó trên con đường ta đã đi qua và sự dè dặt khi nhìn về con đường phía trước ta sẽ bước tới? Cuộc sống không có điểm dừng lại. Nó là một con đường dài tít tắp và luôn bị chéo bởi vô số những con đường khác, là một vòng quay bất tận của những niềm vui ít ỏi và nỗi buồn dài lâu mà chỉ có cái chết mới là sự kết thúc?
Cuộc sống là gì nếu không phải là những khát khao, hy vọng mà nhiều trong số những ao ước lớn không thể thành hiện tực, để một lúc nào đó, bạn ngồi lại giữa không gian vắng lặng và cảm thấy hạnh phúc với chỉ một nhúm những khát khao thành hiện thực.
Không ai có thể trả lời cuộc sống là gì cho đến khi người ta cảm thấy mình đang mất nó. Cái ngày đó rồi cũng sẽ đến, hoặc sắp đến, hoặc đã gần, nhưng không ai có thể biết. Nhưng không thể vì thế mà để mình cuốn vào vòng xoay của nó mà không hiểu mình đang làm gì. Sẽ có một lúc nào đó ta có những đêm không ngủ. Có thể vì ta yêu, có thể vì ta buồn đau hoặc thất vọng. Chẳng nên ca cẩm làm gì, kể cả lúc ta đau khổ nhất. Vì cuộc sống là sự tập hợp của tất cả những cái đó. Làm thế nào để sống và không bao giờ phải hối hận vì những gì ta đã làm, đã sống và hết mình vì một lý tưởng, một người nào đó, kể cả khi ta không thể đi được đến đích cuối cùng.
Một trận đấu bóng đá cũng có thể là một tấm gương phản ánh cuộc sống của bạn. Có những lúc nó rất sôi động, có những lúc nó rất trầm, như lúc bạn muốn chui vào một góc nào đó tĩnh lặng để suy ngẫm như một buổi chiều nắng trên Hồ Tây, có những lúc nó quá tẻ nhạt. Và vì cuộc sống không phải là một trận hoà (không có sự dung hoà giữa đau khổ và hạnh phúc vì nếu nó tồn tại, cuộc đời có ý nghĩa gì?), nó chỉ có thể là một trận thắng hay một trận thua.
Nếu bạn hài lòng với cuộc sống của mình, bạn sẽ thấy bạn có nhiều niềm vui hơn những nỗi buồn. Nhưng xét cho cùng, chẳng niềm vui nào trọn vẹn trong một cuộc sống quá nhiều biến động và đổi thay. Hãy giữ lấy những niềm vui ấy khi nó còn tồn tại, cũng như hãy vui vì Milan VĐ, nhưng ngay sau đó là những nỗi lo. Điều quan trọng là phải biết dừng ở đâu. Thế nhưng, không ai biết mình cần phải dừng ở chỗ nào…
Một trận đấu bóng đá cũng có thể là một tấm gương phản ánh cuộc sống của bạn. Có những lúc nó rất sôi động, có những lúc nó rất trầm, như lúc bạn muốn chui vào một góc nào đó tĩnh lặng để suy ngẫm như một buổi chiều nắng trên Hồ Tây, có những lúc nó quá tẻ nhạt. Và vì cuộc sống không phải là một trận hoà (không có sự dung hoà giữa đau khổ và hạnh phúc vì nếu nó tồn tại, cuộc đời có ý nghĩa gì?), nó chỉ có thể là một trận thắng hay một trận thua.
Nếu bạn hài lòng với cuộc sống của mình, bạn sẽ thấy bạn có nhiều niềm vui hơn những nỗi buồn. Nhưng xét cho cùng, chẳng niềm vui nào trọn vẹn trong một cuộc sống quá nhiều biến động và đổi thay. Hãy giữ lấy những niềm vui ấy khi nó còn tồn tại, cũng như hãy vui vì Milan VĐ, nhưng ngay sau đó là những nỗi lo. Điều quan trọng là phải biết dừng ở đâu. Thế nhưng, không ai biết mình cần phải dừng ở chỗ nào…
Không ai có thể định nghĩa được cuộc sống khi chưa thực sự sống, yêu cuộc sống, đam mê sống và sẵn sàng chấp nhận mọi điều có thể xảy ra. Hãy tập quen với việc không trách móc hoặc đổ lỗi cho một ai đó, hãy yêu một người nào đó với tất cả sức nóng của trái tim mình, và hãy đam mê một cái gì đó, Milan chẳng hạn, đúng rồi, hay như mình đã đam mê bình luận những năm xưa, để có thể hoà mình vào cuộc sống đó. Hãy sống để đi tìm câu trả lời cho cuộc sống của mình, của mọi người và bạn sẽ tìm thấy nó khi bạn yêu.
Mình thích nhất suy nghĩ của Andrey Bolconsky (“Chiến tranh và Hoà bình”) khi đi qua cây sồi già. Lúc ấy, chàng vừa nghe tiếng hát và giọng nói trong trẻo của Natasha trong một đêm trăng. Andrey lúc đó đã mất vợ, ảo tưởng và danh vọng tan vỡ sau khi bị thương trong trận Austerlitz, đang bế tắc trong cuộc sống. Chàng bỗng cảm thấy mình như sống lại. Đi qua cây sồi mà mấy ngày trước còn đen đủi, khẳng khiu và xác xơ dù đó đã là mùa xuân, chàng chợt nhận ra cây sồi đã tốt tươi trở lại, như tâm hồn chàng được thắp sáng bởi nụ cười của một thiếu nữ. Chàng nghĩ: “Không, cuộc đời không thể dừng lại ở tuổi 31. Hãy làm sao để mọi người biết ta, làm sao để cuộc sống của ta phản ánh lên mọi người, làm sao để mọi người sống cùng ta”.
Mình thích nhất suy nghĩ của Andrey Bolconsky (“Chiến tranh và Hoà bình”) khi đi qua cây sồi già. Lúc ấy, chàng vừa nghe tiếng hát và giọng nói trong trẻo của Natasha trong một đêm trăng. Andrey lúc đó đã mất vợ, ảo tưởng và danh vọng tan vỡ sau khi bị thương trong trận Austerlitz, đang bế tắc trong cuộc sống. Chàng bỗng cảm thấy mình như sống lại. Đi qua cây sồi mà mấy ngày trước còn đen đủi, khẳng khiu và xác xơ dù đó đã là mùa xuân, chàng chợt nhận ra cây sồi đã tốt tươi trở lại, như tâm hồn chàng được thắp sáng bởi nụ cười của một thiếu nữ. Chàng nghĩ: “Không, cuộc đời không thể dừng lại ở tuổi 31. Hãy làm sao để mọi người biết ta, làm sao để cuộc sống của ta phản ánh lên mọi người, làm sao để mọi người sống cùng ta”.